1. Hệ thống hút khói hành lang là gì?
  • 1. Hệ thống hút khói hành lang là gì?

  • Đăng ngày 28-03-2023 08:28:19 AM - 17 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TGHK
  • Giá bán: 0
  • Khối lượng: 1 g
  • Hệ thống hút khói hành lang là gì?


1. Hệ thống hút khói hành lang là gì?

Hệ thống hút khói hành lang chính là hệ thống giúp giảm tải lượng khói độc trong hành lang và ngăn không cho đám cháy lan rộng khi xảy ra hoả hoạn. Từ đó đảm bảo nguồn không khí được thông thoáng nhất có thể. 

Hệ thống hút khói này chỉ hoạt động hiệu quả khi nó được tích hợp với hệ thống báo cháy, báo khói và phụ thuộc vào kết cấu của hệ thống hút.

Một hệ thống hút khói hành lang hoàn chỉnh sẽ bao gồm có các bộ phận cơ bản như: quạt hút gió, miệng gió thoát khói, đường ống và phụ kiện, miệng hút gió, van chặn lửa, van một chiều,..

2. Vì sao cần lắp đặt hệ thống hút khói hành lang?

Sở dĩ việc lắp đặt hệ thống hút khói hành lang được đánh giá là cực kỳ quan trọng là bởi chúng mang tới những công dụng và lợi ích tuyệt vời.

Khi có hoả hoạn xảy ra, hệ thống này sẽ giữ cho khói và khói độc cách xa lối thoát hiểm. Đồng thời chúng cũng sẽ tiến hành thu khói cháy, khói thông qua đường ống được đưa ra ngoài. Từ đó, giúp cho lối thoát hiểm dọc trục cầu thang bộ được thông thoáng nhất có thể, nhằm tạo điều kiện thoát hiểm nhanh chóng hoặc giúp người gặp nạn tìm được nơi trú ẩn an toàn trong thời gian chờ cứu hộ đến trợ giúp. Cụ thể:

  • Bảo vệ tính mạng tạm thời: Hệ thống giúp bảo vệ tính mạng của con người trong trường hợp có hỏa hoạn bằng những lối hiểm hoặc nơi ẩn nấp tạm thời.
  • Chống lửa: Để cho thao tác chống lửa phát huy hiệu quả thì những trục cầu thang máy hay cầu thang bộ cần được duy trì chênh áp để ngăn cản việc xâm nhập khói từ tầng bị cháy.
Quạt hút khói hành lang
Quạt hút khói hành lang

3. Các tiêu chuẩn hút khói hành lang 

Hiện nay các tiêu chuẩn áp dụng để tính toán thiết kế, lắp đặt hệ thống hút khói hành lang sẽ bao gồm:

  • TCVN 5687 – 2010: Thông Gió, điều tiết không khí và sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCXDVN 323 – 2004: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam nhà cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế.
  • AS 1668.1-1998: Tiêu chuẩn thiết kế hút khói của Úc.
  • DW 142/144: Tiêu chuẩn lắp đặt ống gió
  • MACNA: Sheet Metal & Air Conditioning Contractor’s National Association
  • CP553: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió của Singapore.
  • TT07 BXD 2010: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

4. Áp dụng tiêu chuẩn hút khói hành lang để tính toán 

Việc áp dụng các tiêu chuẩn hút khói hành lang sẽ giúp chúng ta có thể tính toán được cụ thể về lưu lượng khói, lưu lượng khói phải hút, lưu lượng quạt. Cụ thể như sau: 

4.1 Tính toán lưu lượng hút khói

Thực tế, tùy theo từng địa điểm, khu vực mà sẽ áp dụng các tiêu chuẩn khác nhau cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Ví dụ: Khu vực siêu thị chia thành khu vực có cao độ 5.5m, diện tích 2440m2 và siêu thị có trần cao độ là 3.5 m, diện tích 1400m2,..

4.2 Tính lưu lượng khói phải hút ở hành lang

Các tính này sẽ áp dụng theo tiêu chuẩn CP553 hút khói hành lang bằng thể tích nhân với 10 lần trao đổi trên giờ.

Ví dụ: Khu vực hành lang labo có diện tích là 69m2 cao độ trần là 3m. Vậy lưu lượng hút khói là: 69 x 3 x 10 = 2100 m3/h.

4.3 Tính lưu lượng khói phải hút ở khu vực siêu thị

Ta áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5687 – 2010 phương pháp tính hút khói như sau: 

G = 678,8Pf y1.5Ks

Trong đó:

  • G là: lưu lượng khói (kg/h) thải ra từ không gian phòng cần được xác định theo chu vi đám cháy, lưu lượng khói đối với các phòng có diện tích dưới 1600m2 hay đối với bể khói cho phòng có diện tích lớn hơn.
  • Pf là: chu vi vùng cháy trong giai đoạn đầu, m, nhận giá trị số lớn nhất của chu vi thùng chứa nhiên liệu hở hoặc không đóng kín, hoặc chỗ chứa nhiên liệu đặt trong vỏ bao từ vật liệu cháy.
  • Đối với các phòng có trang bị hệ thống phun nước chữa cháy (sprinkler), thì lấy giá trị Pf = 12m.
  • A: là diện tích của gian phòng hay của bể chứa khói, tính bằng (m2).
  • y: là khoảng cách tính bằng m, từ mép dưới của vùng khói đến sàn nhà, đối với gian phòng lấy bằng 2.5m, hoặc đo từ mép dưới của vách lửng hình thành bể chứa khói đến sàn nhà.
  • Ks là hệ số lấy bằng 1; còn đối với hệ thống gió thải khói bằng hút tự nhiên kết hợp với chữa cháy bằng hệ phun nước sprinkler thì lấy 1.2.
Quạt hút khói hành lang
Quạt hút khói hành lang

Xem thêm: Quạt hút khói hành lang GTECO

4.4 Tính lưu lượng quạt hút khói công nghiệp ở khu vực kho

Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn AS 1668.1-1998. Trong kho này đa phần sử dụng các thùng bằng giấy để chứa sản phẩm. Do vậy lượng nhiệt tỏa ra cho đám cháy là qf = 2500 MJ/m2.

Thiết kế hút khói hành lang theo tiêu chuẩn

Cần nắm rõ ít nhất 2 tiêu chuẩn thường dùng để thiết kế hệ thống hút khói hành lang, là: TCVN 5687-2010 và tiêu chuẩn Singapore SS553:2009. Cụ thể:

Theo TCVN 5687-2010:

  • Phải thiết kế hút khói cho hành lang có độ dài trên 15m mà không có chiếu sáng tự nhiên.
  • Cửa hút khói đặt trên trần hành lang hoặc trần sảnh và chiều dài hành lang do 1 cửa hút khói đảm nhiệm không được quá 30m.
  • Chỉ được thiết kế tối đa 2 cửa hút khói trên 1 hành lang.
  • Công thức tính lưu lượng hút khói:

Tiêu chuẩn Singapore SS553:2009:

Công thức tính lưu lượng hút khói hành lang: G = n.V

Trong đó:   

  • G: lưu lượng cần hút
  • n: bộ số trao đổi khói lấy bằng 10
  • V: thể tích không gian của hành lang ( = dài *rộng*cao)

Sau khi đã tính toán được lưu lượng hút khói hành lang. Chúng ta sẽ đi tính toán kích thước của gió, kích thước ống gió bằng phần mềm duct checker.

Bố trí cửa gió ống gió đã tính được trên mặt bằng file cad.

 

  Ý kiến bạn đọc

     

 

 Từ khóa: hệ thống, hành lang

Thống kê

  • Đang truy cập1
  • Hôm nay14
  • Tháng hiện tại50
  • Tổng lượt truy cập7,594
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây